Quá trình suy nghĩ mua hàng của khách hàng Chương_trình_khuyến_mãi

Tiết kiệm ý nghĩa: Lời hoặc lỗ

Nhiều chiết khấu được thiết kế để cung cấp cho người tiêu dùng về nhận thức tiết kiệm khi mua hàng, nhưng khong phải toàn bộ giá chiết khấu được nhìn nhận như là có lợi cho người mua hàng. Do đó trước khi thực hiện việc mua hàng, khách hàng có thể cân đo đong đếm các sự lựa chọn của họ như là lời hay lỗ để tránh được rủi ro mất tiền khi mua hàng.[3] “Lời” được nhìn nhận là một kết quả đạt được khi mua hàng mà mang đến cơ hội.[3] Ví dụ, nêú chương trình chiết khấu khi mua sản phẩm thứ 2 thì có giá bằng 1 nửa có vẻ là có lợi, người mua sắm sẽ mua sản phẩm đó. Mặt khác, sự “lỗ” được xem là khi người mua có ác cảm với bất kì cái gì.[3] Ví dụ, người mua hàng sẽ bỏ qua chiết khấu mua 3 sản phẩm thì được 1 sản phẩm tính giá bằng 1 nửa nếu họ không tin là họ có lợi từ việc mua hàng. Cụ thể hơn, khách hàng sẽ xem xét các lựa chọn bởi vì “... cảm giác mất mát lớn gấp 2,5 lần so với cảm giác có lợi với cùng 1 giá trị”.[3]

Mua sắm tùy hứng (Impulse Buying)

Mua sắm tùy hứng mua có kể quả từ thất bại của khách hàng để cân nhắc các lựa chọn trước khi mua một sản phẩm. Mua sắm tùy hứng là “ bất kì sự chi trả naò mà người mua hàng tạo ra mà không có kế hoạch trước...[và nó] ngâũ nhiên và ngay lập tức”.[2] Ví dụ, nếu một khách hàng không có ý định mua một sản phẩm trước khi bước vào cửa hàng, nhưng chi trả cho một sản phẩm không có suy tính trước, đó là mua sắm tùy hứng. Các nhà sản xuất hàng hóa muốn thúc đẩy và khuyến khích sự mua sắm tùy hứng của khách hàng. Người mua hàng có thể nhanh chóng mua hang mà không cần suy nghĩ về kết quả khi một sản phẩm được xem là có giá tốt.[2] Do đó, các công ty bán hàng “tăng thực hiện các chiến dịch thúc đẩy mà sẽ có hiệu quả trong việc kích hoạt hành vi mua sắm tuỳ hứng” để tăng doanh thu và lợi nhuận. [2]

So sánh giá (Comparing Prices)

Nhiều khách hàng đọc kỹ sản phẩm và do đó có cùng một hành vi so sánh giá.[4] Ví dụ, nếu giá của một sản phẩm là 93$ và giảm giá còn 79$, con người sẽ ngay lập tức so sánh chữ số bên trái đâù tiên (9 và 7) và nhìn nhận hai chữ số này là khác biệt.[4] Tuy nhiên bởi vì hành vi thói quen này, “các khách hàng có thể nhận thức sự khác biệt giữa 93$ và 79$ (14$) thì lớn hơn sự khác biệt giữa 89$ và 75$ (14$)" .[4] $). Kết quả là khách hàng thường nhầm là họ nhận được giá tốt hơn với lựa chọn giá đầu tiên dựa vào so sánh chữ số đầu tiên bên trái.[4] Bởi vì sự hiểu nhầm phổ biến đó, nhiều công ty tận dụng chiến lược bán hàng này thường xuyên hơn là không tăng doanh số.

Hiệu ứng số bên phải (Right Digit Effect)

Hiệu ứng số bên phải tập trung vào các con số bên phải của giá khi các con số bên trái giống nhau.[4] Hiểu theo cách khác, giá như là 45$ và 42$ khiến khách hàng đặt nhiều chú ý vào con số bên phải (2 và 5) để quyết định giảm giá nào được chọn. Hiệu ứng này cũng “nhấn mạnh rằng khách hàng sẽ cảm nhận được chiết khấu lớn hơn cho giá mà kết thúc bởi con số bên phải nhỏ hơn là con số bên phải có giá trị lớn hơn.[4] Ví dụ, trong sự giảm giá từ 32$ xuống 31$, khách hàng sẽ tin rằng họ nhận được khuyến mãi lớn hơn là giảm giá từ 39$ xuống còn 38$. Kết quả là, các công ty có thể sử dụng chiết khấu với con số bên phải giá nhỏ hơn để lừa dối khách hàng vào suy nghĩ họ nhận được gía thấp hơn và có lợi hơn. Tuy nhiên, khách hàng cũng bị lừa dối bởi giá mà có kết thúc bởi số 9.[4] Hiệu ứng con số bên phải [cùng] liên quan tới xu hướng của người tiêu dùng tới việc xác định giá kết thúc bằng số 9 như là một giảm giá (hơn là thông thường) hoặc liên hệ họ tới một chiết khấu.[4] Ví dụ, một giá thông thường là 199$ là một cái nhìn sai lầm như là một giảm giá hoặc chiết khấu bởi khách hàng. Các công ty chủ yếu thường sử dụng cách tiếp cận này bởi vì sự hiểu sai của khách hàng thường đưa đến kết quả là sự tăng doanh số và lợi nhuận.

Hiệu ứng dàn xếp (Framing Effect)

Hiệu ứng dàn xếp là “hiện tượng xảy ra khi có một sự thay đổi trong sự ưa thích của cá nhân giữa hai hoặc nhiều lựa chọn thay thế được gây ra bởi cách các vấn đề xuất hiện”.[3] Hiểu theo cách khách, định dạng bên trong cái gì đó được xuất hiện sẽ ảnh hưởng tới nhận định của con người. Lý thuyết này bao gồm ba loại: dàn xếp lựa chọn mạo hiểm, dàn xếp thuộc tính và dàn xếp mục đích.[5] Dàn xếp lựa chọn mạo hiểm liên quan tới quá trình suy nghĩ lời hoặc lỗ của khách hàng mà đã đề cập từ trước.[3][5] Khách hàng sẽ nắm bắt cơ hội nếu tình huống này là có lợi cho họ và tránh nắm bắt các cơ hội nếu nó không có. Dàn xếp thuộc tính liên quan tới một cụm từ khóa hoặc một tính năng giảm giá mà được nhấn mạnh để truyền cảm hứng mua sắm của người tiêu dùng.[5] Ví dụ, cụm từ “ miễn phí” hoặc “ tốt hơn” thường được sử dụng để thu hút người mua sắm mua một sản phẩm. Dàn xếp mục đích đặt áp lực lên người mua để hành động vội vàng hoặc phải đối mặt với những hậu quả của việc nhầm lẫn trong sự giảm giá nhấ định.[5] Kế hoạch “ chỉ trong thời gian hạn chế” là một ví dụ, cố gắng để khuyến khích khách hàng đưa ra quyết định mua nhanh chóng hoặc mua tùy hứng trước khi thời gian kết thúc.[5]

Các yếu tố bên ngoài (Outside Forces)

Mặc dù có nhiều khía cạnh có thể quyết định hành vi mua sắm của khách hàng, do đó có nhiều yếu tố bên ngoài có thể tác động đến quyết định mua sắm của khách hàng. Ví dụ, mặc dù giá sản phẩm đã được chiết khấu, chất lượng của sản phẩm đó có thể ngăn cản khách hàng mua sản phẩm đó.[3] Nếu sản phẩm đó có nhiều đánh giá xấu của khách hàng hoặc “dòng đời” ngắn, người mua sắm sẽ nhìn nhận rằng việc mua nó là một sự sai lầm và tránh đầu tư vào nó. Một sản phẩm có thể bị xem là xấu bởi các kinh nghiệm và kỳ vọng của khách hàng trong quá khứ.[3] Ví dụ, nếu kích thước của một sản phẩm là gây hiểu lầm, người mua sẽ không muốn mua nó. Một sản phẩm được quảng cáo như là có kích thước “bự”, nhưng nó chỉ cao khoảng một inch trên thực tế, sẽ làm người tiêu dùng tránh xa. Cũng như vậy, “ảnh hưởng tính cách cá nhân, như là giới tính khách hàng, quy tắc sống, và hứng” cũng có thể ảnh hưởng đến dự đinh mua sắm của người tiêu dùng.[2] Ví dụ, một người phụ nữ sẽ thường mua mỹ phẩm nhiều hơn so với đàn ông. Thêm vào đó, “ một vài... người mua sắm có thể không sẵn sàng mua [một sản phẩm]... bởi vì giới hạn tài chính.”[2] Không phải một sự giảm giá hoặc quà tặng thêm là có khả năng quyến người rũ người tiêu dùng nếu họ không đủ khả năng chi trả cho sản phẩm đó.